Hoạt động doanh nghiệp

Đánh bắt thủy sản ở Việt Nam giảm? Lối đi nào cho doanh nghiệp sản xuất dây thừng đánh bắt

  • 25/08/2023

Trong nhiều năm qua, đánh bắt thủy sản Việt Nam liên tục giảm vì gặp phải nhiều vướng mắc, kéo theo đó là các doanh nghiệp sản xuất dây thừng ngư lưới cụ cung cấp cho việc đánh bắt ngư nghiệp cũng giảm theo.

Trong nhiều năm qua, đánh bắt thủy sản Việt Nam liên tục giảm vì gặp phải nhiều vướng mắc, kéo theo đó là các doanh nghiệp sản xuất dây thừng ngư lưới cụ cung cấp cho việc đánh bắt ngư nghiệp cũng giảm theo. Cùng tìm hiểu các khó khăn ngư nghiệp Việt Nam đang gặp phải và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất dây thừng đánh dưới đây:

  1. Đánh bắt thủy sản ở Việt Nam giảm
  2. Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất dây thừng đánh bắt

Chi tiết từng nội dung

1. Đánh bắt thủy sản ở Việt Nam giảm

Trong vài năm trở lại đây, đánh bắt ngư nghiệp Việt Nam giảm vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:

  • 23/10/2017, EU cảnh báo “thẻ vàng” với Việt Nam liên quan tới khai thác IUU: Việc Việt Nam bị thẻ vàng của Liên minh Châu Âu EU ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Theo lộ trình gỡ thẻ vàng của Việt Nam thì đến 9/2021 phải gỡ được thẻ vàng để tháo gỡ khó khăn nhưng đến hiện tại, khi đã 9/2023 Việt Nam vẫn chưa thể tháo gỡ được vì vẫn còn nhiều tàu cá ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài.
  • Chuyển đổi nghề cho số lượng lớn số lượng lớn tàu cá khai thác hải sản: Nhằm bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản, môi trường, hệ sinh thái, việc chuyển đổi nghề khai thác hải sản vẫn luôn được đặt ra cấp bách. Mới đây, kế hoạch này đã được hiện thực hóa sau Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Chi tiết về chuyển đổi nghề có thể tham khảo tại bài viết sau “Chuyển đổi nghề cho số lượng lớn tàu cá khai thác hải sản”.
  • Nhân lực nghề biển ngày càng khan hiếm: Là một trong những ngành hàng có giá trị sản xuất và xuất khẩu cao, thế nhưng, hoạt động thủy sản luôn thiếu một lượng lớn lao động, nhất là lao động chất lượng cao, đặc biệt ở lĩnh vực khai thác ngày càng nan giải. Đây là một bài toán khó cho ngành khi mà “đầu vào” trong đào tạo vẫn luôn ít hơn so với nhu cầu. Lao động trong nghề biển luôn trong tình trạng “thiếu và yếu”.
  • Tăng nuôi trồng – Giảm đánh bắt: Việc khai thác liên tục trong thời gian dài khiến nguồn tài nguyên không phục hồi kịp theo nhu cầu đánh bắt khiến tài nguyên thủy hải sản giảm nghiêm trọng. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích nuôi trồng thủy sản và giảm số lượng tàu cá đánh bắt.

2. Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất dây thừng đánh bắt

Tình trạng đánh bắt thủy sản ở Việt Nam giảm đã được nêu rõ ở phần 1 kéo theo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mảng hậu cần nghề cá cũng khó khăn theo. Dưới đây là một số giải pháp cho doanh nghiệp hậu cần nghề cá:

  • Xuất khẩu dây thừng: Đây là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới, thị trường mới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu dây thừng là việc không hề dễ dàng, các doanh nghiệp cần tìm hiểu và kiểm tra kĩ để đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
  • Mở rộng lĩnh vực: Ngoài ngư nghiệp đánh bắt sử dụng nhiều dây thừng, thì các lĩnh vực khác nhu cầu dây thừng cũng cao như: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng, đa dụng, gia dụng,…
  • Thu dây cũ – đổi dây mới: Thực chất là thu mua lại rác thải dây thừng cũ, hư, không thể sử dụng được nữa, bán lại dây thừng mới với giá rẻ hơn, sau đó dùng dây thừng cũ tái chế lại. Việc này cần đầu tư hệ thống máy móc tái chế. Doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn lớn, nhưng ngược lại cam kết trách nhiệm với cộng đồng, hướng đến giá trị bền vững, giảm rác thải do dây thừng gây ra.

Khách hàng có nhu cầu sử dụng dây thừng lĩnh vực ngư nghiệp đánh bắt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,...liên hệ với Siam Brothers Việt Nam để được tư vấn miễn phí.