Hoạt động doanh nghiệp

Cách đọc các thông số trên dây thừng bạn nên biết

  • 11/09/2023

ít người biết các thông tin trên dây thừng để chọn mua sản phẩm đúng cách. Cùng tìm hiểu cách đọc các thông số trên dây thừng dưới đây.

Dây thừng là sản phẩm thông dụng trong nhiều lĩnh vực như: Ngư nghiệp đánh bắt – hàng hải, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,…Cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, ít người biết các thông tin trên dây thừng để chọn mua sản phẩm đúng cách. Cùng tìm hiểu cách đọc các thông số trên dây thừng dưới đây:

  • Đường kính dây (diameter): Độ to bự của 1 sợi dây thừng có thể xem là hình tròn nên đường kính của sợi dây thừng thể hiện độ to của sợi dây. Đường kính của dây thừng có thể trải rộng từ vài milimét (mm) đến vài trăm milimét (mm). Việc hiểu đường kính dây thừng là rất quan trọng để lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu.

Cách đọc các thông số trên dây thừng bạn nên biết

Hình 1: Hình minh họa đường kính dây thường

  • Dây tao (strand): là 1 sợi hoàn chỉnh được xoắn lại từ các sợi yarn, tuy nhiên, dây tao vẫn chưa đủ chắc chắn để thực hiện các công việc yêu cầu lực đứt cao, nên dây tao được dùng để bện lại với nhau thành 1 sợi dây thừng hoàn chỉnh. Thông thường, 1 sợi dây thừng sẽ được bện từ nhiều dây tao, chủ yếu là dây thừng 3 tao, 4 tao hoặc dây thừng 8 tao. Càng nhiều sợi tao bện lại với nhau, dây thừng càng chắc chắn nhưng nhược điểm là kỹ thuật bện dây sẽ khó hơn.

Cách đọc các thông số trên dây thừng bạn nên biết

Hình 2: Hình minh họa sợi tao (strand)

  • Màu sắc (color): Đây là một thông số dễ đọc vì nhiều sản phẩm trên thị trường có hiển thị màu sắc. Ngày nay, các sản phẩm dây thừng đa dạng về màu sắc. Một số màu sắc thông dụng trên dây thừng như là: nâu nhạt, vàng, đỏ,…Ngày nay, nhiều doanh nghiệp có hỗ trợ nhuộm màu dây thừng theo yêu cầu khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu.

  • Trọng lượng (density): ở các sản phẩm dây thừng, trọng lượng được tính bằng đơn vị gram/mét (g/m). Đường kính và số tao càng lớn, trọng lượng càng lớn.

  • Chiều dài cuộn (length): Ở các sản phẩm dây thừng, thông thường đơn vị tính tính là mét/cuộn (m/cuộn hoặc m/roll). Một số loại cuộn thông dụng các doanh nghiệp sản xuất dây thừng hay dùng: 200m/cuộn, 220m/cuộn, 100m/cuộn,…

Cách đọc các thông số trên dây thừng bạn nên biết

Hình 3: Hình minh họa chiều dài cuộn (lenght)

  • Lực kéo đứt (hay còn gọi là sức căng của sợi dây thừng) (tensile force): Lực kéo đứt của dòng sản phẩm dây thừng dùng đơn vị tính là kgf. Kgf là đơn vị đo tải trọng, cách viết đầy đủ là kilogram force, viết thành đơn vị là kgf. Đơn vị này dùng để đo sức căng của sợi dây thừng. Đây là thông số quan trọng nhất của dây thừng, việc hiểu thông số này là cần thiết để lựa chọn sản phẩm dây thừng phù hợp với nhu cầu công việc, đặc biệt là công việc yêu cầu lực kéo đứt cao.

  • Độ thô (denier): Denier là số gram sợi của 9000 mét sợi, ký hiệu của đơn vị độ thô là “d”, viết tắt của từ denier. Ví dụ: thông số trên dây thừng ghi là 3000D denier nghĩa là sợi dài 9000m, có trọng lượng là 3000 gram. Thông số này thường được dùng cho các sợi se nông nghiệp. Sợi se giống như tên của nó, là sợi dây thừng được se/xoắn lại thành dây.